Tin tức

Kim cương CDV Lab là gì? Quy trình, mức giá kim cương nuôi cấy

Posted on by admin

Sự ra đời của kim cương CVD nhằm mục đích mở rộng thị trường kim cương, cung cấp nhu cầu khách hàng. Kim cương CVD thời gian tạo ra nhanh hơn, giá thành rẻ hơn hiện được nhiều “dân chơi hột xoàn” theo đuổi. Cùng Tấn Võ Jewelry tìm hiểu về loại kim cương nhân tạo trong phòng thí nghiệm này nhé!

Kim cương CVD Lab là gì?

CVD là tên viết tắt cụm từ Chemical Vapour Deposition (là kim cương được nuôi cấy phát triển trong phòng thí nghiệm). Phương pháp này sử dụng sự bốc hơi hóa học của hợp chất khí Carbon dưới tác động của tia nhiệt Plasma. Tạo sự phân chia phân tử khí cho đến khi chỉ còn lại nguyên tử Cacbon lắng tụ và phát triển trên mầm kim cương có sẵn.

Ưu điểm của kim cương CVD

  • Độ sáng, độ ánh lửa giống hệt như kim cương tự nhiên, không bị đục màu theo thời gian
  • Màu sắc đa dạng: nâu nhạt, xám nhạt, cam, hồng, xanh dương.
  • Có khả năng tán sắc gần như kim cương tự nhiên và có độ lấp lánh bằng hoặc hơn kim cương tự nhiên
  • Giá thành thấp hơn ½ – ⅓ kim cương tự nhiên
  • Có nguồn gốc, kiểm định rõ ràng từ các nơi uy tín: GIA, IGI

Quy trình chi tiết tạo nên viên CVD

  1. Kim cương hạt giống tinh khiết Type IIA 100% Cacbon được đặt trong buồng kính
  2. Sau khi được đính chặt trong buồng, mài bóng mầm kim cương
  3. Sử dụng công nghệ CVD, tăng nhiệt độ lên đến khoảng 1000 độ C, và xả khí cacbon
  4. Khí trong buồng sẽ được ion hóa thành cacbon tinh khiết
  5. Cacbon tinh khiết sẽ bám vào mầm kim cương và làm cho nó phát triển lớn hơn.
  6. Dùng tia laser cắt cacbon bên ngoài, ta nhận được kim cương thô
  7. Bước cuối cùng cắt tạo hình và đánh bóng bề mặt kim cương.

Kiểm định, đánh giá chất lượng kim cương ở đâu chính xác nhất

Đánh giá kim cương phụ thuộc vào 4 tiêu chí (4C):

  • Color: màu sắc của kim cương. Hệ thống đánh giá cấp độ màu sắc từ thang D – Z
    • Cấp D,E,F: không màu. Kim cương ở cấp độ này có màu trắng trong suất đạt mức hoàn hảo, thuộc dòng quý hiếm và có giá trị cao nhất
    • Cấp G,H,I,J: gần như không màu. Kim cương ở mức D – F có phần trong nhỉnh hơn mức G – J, thuộc dòng kim cương có giá trị cao nhưng không ở mức tuyệt đối.
    • Cấp K,L,M: có màu sắc rất nhạt, có một số sắc tố màu vàng.
    • Cấp N,O,P,Q,R: màu sắc của viên kim cương giữ ở mức vàng nhạt, có ít tạp chất bên trong.
    • Cấp S,T,U,V,W,X,Y,Z: đây là mức độ kim cương thấp nhất, có nhiều tạp chất nổi rõ và màu ngả sang vàng, làm độ tinh khiết giảm đi rất nhiều.
  • Clarity: độ trong suốt. GIA chia cấp độ tinh khiết viên kim cương thành 6 cấp độ rõ rệt: FL, IF, VVS, VS, IS, I. Người ta xác định độ trong suốt thông qua các bao thể.
    • Flawless (FL) – Hoàn hảo: Không có bao thể hoặc tì vết nhìn thấy được dưới kính lúp 10x bởi người kiểm định kim cương có kinh nghiệm.
    • Internally Flawless (IF) – Vô khuyết bên trong: Không có bao thể bên trong nhìn thấy được dưới kính lúp 10x, nhưng có thể có tì vết nhỏ bên ngoài.
    • Very Very Slight Inclusions (VVS1, VVS2): Bao thể bên trong cực kỳ nhỏ, rất khó nhìn thấy dưới kính lúp 10x, và không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của viên kim cương khi nhìn bằng mắt thường.
    • Very Slight Inclusions (VS1, VS2): Bao thể bên trong rất nhỏ, khó nhìn thấy dưới kính lúp 10x, và có thể hơi khó nhìn thấy bằng mắt thường khi soi kỹ.
    • Slightly Included (SI1, SI2): Bao thể bên trong nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi soi kỹ dưới ánh sáng mạnh.
    • Included (I1, I2, I3): Bao thể bên trong dễ nhìn thấy bằng mắt thường, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của viên kim cương.
  • Cut: gia công giác cắt. Hiện nay, thang đo đánh giá Cut kim cương phổ biến nhất là của Viện Đá Quý Hoa Kỳ (GIA), chia thành 5 cấp độ chính:
    • Excellent (Xuất sắc): Cắt mài hoàn hảo, cho độ lấp lánh và lửa tối ưu.
    • Very Good (Rất tốt): Cắt mài rất tốt, cho độ lấp lánh và lửa cao.
    • Good (Tốt): Cắt mài tốt, cho độ lấp lánh và lửa trung bình.
    • Fair (Khá): Cắt mài khá, cho độ lấp lánh và lửa thấp.
    • Poor (Kém): Cắt mài kém, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của viên kim cương.
  • Carat: trọng lượng. Thể tích càng lớn thì có giá trị càng cao.
Kim cương CVD Lab

Giá thành Kim cương CVD

Trên thị trường đá quý, giá thành kim cương có sự biến đông nhưng không quá nhiều. Nhìn chung, giá kim cương phụ thuộc vào kích thước, giác cắt, màu sắc,… Giá thành trung bình của kim cương CVD dao động từ 70 triệu đồng/carat đến 150 triệu đồng/carat.


Xem thêm: Phân biệt Kim cương CVD và Kim cương thật.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 442 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

SĐT: 09222.55551 – 0939.399.402

Email: hotro@tanvojewelry.com

FB: Tấn Võ Diamond Jewelry 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời